Việc bảo quản và trữ sữa đông lạnh không còn là việc xa lạ với các bà mẹ bỉm sữa hiện đai. Đây là một phương pháp giúp các mẹ chủ động hơn trong việc cung cấp nguồn sữa mẹ thơm ngon và giàu dinh dưỡng nhất cho con yêu. Tuy nhiên rất nhiều mẹ vẫn chưa biết cách trữ sữa mẹ trong tủ lạnh đúng chuẩn dẫn đến việc không đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe của bé.
Vậy nên hôm nay Canhchua sẽ hướng dẫn một cách chi tiết nhất về quy trình bảo quản, trữ đông và rã đông sữa hỗ trợ tốt nhất cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ cho các mẹ nhé!
Nội dung chính [Ẩn]
Cách trữ sữa mẹ trong tủ lạnh khoa học
1 Dụng cụ cần chuẩn bị để trữ sữa
2 Thời gian bảo quản của sữa
3 Cách trữ sữa mẹ trong tủ lạnh
4 Lưu ý khi trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh
5 Cách rã đông sữa mẹ đúng cách
6 Sữa rã đông đổi màu, có mùi thì phải làm sao?
Cách trữ sữa mẹ trong tủ lạnh khoa học
Hầu hết các mẹ hiện đại ngày nay đều biết rằng, nếu vắt sữa và bảo quản trữ đông đúng cách thì sữa mẹ vẫn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và kháng thể phù hợp với con hơn bất kì sữa công thức khác trên thị trường. Vì vậy việc trữ đông sữa để dùng dần cho con phòng khi mẹ vắng nhà trở thành một xu thế được nhiều mẹ lựa chọn.
Nhiều mẹ chọn cách trữ sữa ngay từ sau khi sinh, tuy nhiên cũng có nhiều mẹ lại chọn sau 6 tháng thai sản mới bắt đầu trữ sữa để trở lại với công việc. Việc lựa chọn thời điểm nào để bắt đầu công cuộc này tùy thuộc vào quan điểm của mỗi mẹ. Tuy nhiên trước khi tiến hành, các mẹ cần nắm vững các kiến thức và quy trình để có thể đảm bảo chất lượng sữa nhất nhé.
1 Dụng cụ cần chuẩn bị để trữ sữa
– Bình đựng, ly trữ sữa chuyên dụng bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, dễ dàng vệ sinh và sử dụng nhiều lần.
– Túi trữ sữa: Bạn nên chọn loại hai lớp dây kéo, dày dặn và đảm bảo chất lượng, an toàn với sức khỏe của bé. Những loại túi này có bày bán rất nhiều ở siêu thị hay những cửa hàng chuyên về đồ mẹ và bé như bibo mark, kid plaza…
– Bút để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên bịch.
2 Thời gian bảo quản của sữa
Sữa mẹ sau khi vắt ra để ở nhiệt độ thường sẽ dễ bị hư hỏng. Nhiệt độ càng thấp thì sữa mẹ bảo quản được càng lâu. Vì vậy các mẹ hãy lưu ý khoảng thời gian bảo quản của sữa ở các nhiệt độ khác nhau nhé:
Trong nhiệt độ phòng bình thường 26-30 độ để sữa được tối đa 1 giờ
Ở trong nhiệt độ phòng máy lạnh <26 độ để sữa tối đa 6 giờ
Nếu bạn sử dụng túi đá khô để vận chuyển sữa thì để được tối đa 24 giờ
Nếu trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh thì để được tối đa 48 giờ
Nếu trữ đông sữa trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ 1 cửa thì thời gian tối đa để được 2 tuần
Nếu trữ đông sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng) thì thời gian được tối đa 3 tháng
Nếu sử dụng tủ đông chuyên dụng (các loại tủ lạnh dành riêng để trữ đông thức ăn) thì thời gian tối đa để được 6 tháng)
Vì vậy sau khi vắt sữa các mẹ nên tiến hành trữ đông càng sớm càng tốt.
3 Cách trữ sữa mẹ trong tủ lạnh
Sau mỗi lần hút sữa, lượng sữa sẽ được dồn vào bình to hoặc túi trữ sữa rồi ghi ngày tháng năm rồi cho vào tủ lạnh.
Các túi trữ sữa có ghi dung tích từ khoảng 150-180 ml nhưng để tiết kiệm các mẹ có thể chứa đến gần mép khóa kéo cách khoảng 2-3 cm, như vậy sẽ được khoảng 200-250 ml tuỳ loại túi. Lưu ý, các mẹ chỉ nên làm cách này với loại túi hai khóa kéo để đảm bảo trong quá trình trữ sữa nhé.
Để tiết kiệm không gian trữ đông trong tủ lạnh, các mẹ nên ép hết không khí ra khỏi túi sữa, hàn kín miệng. Và dồn các túi trữ sữa vào một chiếc túi zip đựng thức ăn rồi bảo quản. Như vậy vừa đảm bảo vệ sinh và tránh nhiễm khuẩn chéo từ các thức ăn khác vào sữa.
4 Lưu ý khi trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh
Không trữ đông phần sữa mẹ đã vắt ra mà bé bú dư. Bởi vì trong quá trình bé bú, vi khuẩn trong miệng bé có thể xâm nhập vào sữa và gây hư sữa.
Để tiết kiệm túi trữ sữa, các mẹ có thể tiến hành vắt sữa và đựng vào bình chứa để ở ngăn mát bảo quản trong 24h. Hết một ngày mẹ dồn lượng sữa và tiến hành trữ đông bằng túi trữ sữa.
Không hoà chung sữa mới vắt và sữa đã trữ đông cho bé bú
Không sử dụng trữ sữa bằng túi nilon hay chai nhựa mà chưa qua tiệt trùng, không đảm bảo an toàn với sức đề kháng nong nớt của bé.
Lưu ý ghi ngày tháng trữ đông rõ ràng để tiện cho việc sắp xếp và theo dõi thời gian sử dụng sữa sau này.
5 Cách rã đông sữa mẹ đúng cách
Nếu mẹ trữ lạnh sữa sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần lấy ra ngoài cho bớt lạnh hoặc đặt trực tiếp vào cốc nước ấm để hâm nóng rồi cho bé uống.
Nếu lấy sữa trữ đông từ ngăn đá thì nên cho xuống ngăn mát cho tan dần. Sau khi sữa đã tan hết thì cho ra ngoài để bớt lạnh rồi hâm lại sữa bằng cốc nước ấm nhiệt độ khoảng 40 độ rồi cho bé bú.
Để tiện hơn mẹ có thể sử dụng máy hâm sữa. Tuyệt đối không làm sữa tan nhanh bằng bất kỳ hình thức nào khác. Vì sự thay đổi nhiệt độ nhanh sẽ dễ làm mất chất dinh dưỡng và chết các kháng thể tự nhiên của sữa mẹ.
Sữa đã ra đông thì tuyệt đối không trữ đông lại.
6 Sữa rã đông đổi màu, có mùi thì phải làm sao?
Rất nhiều trường hợp sữa mẹ sau khi bảo quản trong tủ lạnh hay trữ đông thường có mùi lạ, mùi tanh thậm chí là mùi xà phòng. Nhiều mẹ lo lắng thường đổ bỏ luôn. Tuy nhiên sữa có mùi là do tác động của enzim lipase đã bẻ gãy các chất béo ở sữa mẹ vắt ra trong quá trình để tủ lạnh. Điều này không ảnh hưởng đến chất lượng sữa nhưng bé có thể thấy mùi lạ và không uống. Nếu gặp trường hợp như vậy thì các mẹ có thể khắc phục bằng cách.
Khi mới vắt sữa ra, các mẹ hâm nóng đến 72 độ trong vòng 2 phút để ngăn chặn hoặt động của enzim lipase. Sau đó để bớt nóng rồi trữ đông như thường. Cách này có thể làm giảm sút hàm lượng miễn dịch trong sữa nên chỉ khuyến cáo dành cho những bé không chịu uống sữa trữ đông tự nhiên.
Trên đây là tất tần tật về cách trữ sữa mẹ trong tủ lạnh đảm bảo an toàn vệ sinh và giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng trong sữa cho các mẹ tham khảo. Ngoài ra, để bé yêu luôn có nguồn sữa mẹ dồi dào, mời bạn đọc thêm về bài viết “Tư vấn cách chọn mua máy hút sữa cho mẹ tốt nhất”