Hôn nhân đồng giới (hay còn gọi là LGBT) là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học với nhau. Hiện nay, vấn đề hôn nhân đồng giới đang được chú ý mạnh mẽ và gây tranh cãi sâu sắc. Có người ủng hộ, có người lại phản đối vì chúng đi sai với thuần phong mĩ tục vốn có trước đây. Thế những điều mà chúng ta cần hiểu rõ về một mối quan hệ đồng giới là gì?
Hôn nhân đồng giới tại Việt Nam
Lịch sử
Năm 2012, một cặp đồng tính tại Hà Tiên tổ chức đám cưới, và họ đã bị chính quyền ngăn cấm chuyện đấy. Chính vì thế, dẫn đến nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, khi này, chính phủ xem xét hợp thức hóa việc hôn nhân đồng giới nhằm để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân.
Hôn nhân đồng giới tại Việt Nam
Tuy nhiên, phải đến tháng 6/2013, bộ Tư pháp mới hủy bỏ việc cấm hôn nhân đồng giới từ luật Hôn nhân và Gia đình; theo đó họ sẽ được chung sống với nhau.
Vào ngày 24 tháng 9 năm 2013, chính phủ cũng hủy bỏ việc phạt những hôn nhân đồng giới và có hiệu lực từ ngày 12 tháng 11 năm 2013.
Luật pháp
Năm 2000, luật pháp Hôn nhân và Gia Đình cấm kết hôn với người đồng giới. Nhưng về sau này, luật không cấm vì theo họ, việc hai người đồng tính kết hôn và chung sống với nhau không gây ra thiệt hại nào cho xã hội. Hơn hết, nguyên tắc “ một vợ một chồng” không nhất thiết phải là một người nam kết hôn với một người nữ, nguyên tắc ở đây với nội ý là không được kết hôn với người khác khi đang ở trạng thái hôn nhân với một người.
Chính vì thế, năm 2014, luật “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” được hủy bỏ. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2015 luật pháp Việt Nam thay thế bằng quy định “ không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Quan điểm công chúng
Với xã hội ngày hiện đại hóa, việc người dân nắm bắt thông tin sẽ rất nhanh thông qua các trang báo, tivi.. Và hầu như họ đều biết đến hôn nhân đồng giới, 90% dân số đều biết.
Tùy vùng miền, tùy mỗi cá thể mà họ có thể chấp nhận ủng hộ hay phản đối. Với nhiều người, họ cho rằng, việc hai người kết hôn đồng tính không gây ảnh hưởng gì đến xã hội, đến nhân loại, ngược lại họ vẫn đang sống rất tốt, vẫn làm việc và có trách nhiệm của một công dân. Những năm gần đây, có rất nhiều người trong cộng đồng LGBT dám đứng lên truyền cảm hứng cho những ai còn chưa dám “sống thật” đúng với giới tính của mình. Chính vì việc này, đã tạo nên nhiều cái nhìn hay, thiện cảm hơn của rất nhiều người. Một phần nào đó giúp cho họ thay đổi góc nhìn về hôn nhân đồng giới tốt đẹp hơn.
Đi ngược lại với sự công nhận ấy, vẫn có rất nhiều cá nhân, nhiều tập thể đang kì thị, xa lánh vì họ cho rằng, chính điều này đang đi ngược lại với văn hóa, truyền thống của ông cha ta để lại, đó là việc nối dõi, kết hôn và sinh con là điều cơ bản mà con người ta phải làm. Tuy nhiên, việc hai người đồng giới kết hôn sẽ không thể sinh con, không thể gầy dựng một gia đình theo thế hệ. Và hơn cả, nó sẽ đi lệch với chuẩn mực đạo đức vốn có; nên vì thế sẽ có rất nhiều người không có cái nhìn tốt về vấn đề này.
Thay đổi chuẩn mực truyền thống hay thay đổi định kiến xã hội?
Với nhiều người cho rằng, việc hôn nhân đồng giới đã và đang thay đổi đi chuẩn mực truyền thống vốn có, mất dần đi đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc. Nhưng họ không biết rằng, chính thái độ như thế sẽ làm cho nhiều người nghĩ rằng mình đang phân biệt, kì thị. Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới chính là đảm bảo tốt nhất con người vẫn có quyền tự do, có quyền cơ bản của một công dân bình thường.
Vì vậy, thực chất, việc chấp nhận hôn nhân đồng giới là đang thay đổi định kiến của xã hội, sự kì thị chứ không phải là thay đổi chuẩn mực sống hay giá trị truyền thống.
Giá trị xã hội của pháp luật và quyền kết hôn cùng giới
Pháp luật không quá cứng nhắc về vấn đề này, khi được áp dụng luật không cấm hôn nhân đồng giới, cho thấy pháp luật đã thay đổi cái nhìn tốt với hôn nhân đồng giới. Giúp cho họ cảm thấy an toàn hơn về mọi khía cạnh, có trách nhiệm, ý thức và nỗ lực trong cuộc sống một cách tự giác nhất có thể. Và hơn cả, đối với bố mẹ của người đồng tính, họ sẽ giảm bớt được áp lực của xã hội lên cho họ, giảm căng thẳng giữa cha mẹ và con cái.
Hôn nhân đồng giới đã được hợp pháp hóa, cho phép họ kết hôn và sinh sống cùng nhau, nhưng sẽ bị hạn chế một số quyền như miễn giảm thuế cho vợ chồng, các vấn đề anh sinh, bảo hiểm…
Nhu cầu công nhận mối quan hệ đồng giới tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay, quan hệ đồng giới khá đa dạng ở nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên sự e ngại ngại giữa mối gắn kết của hai người đồng tính với nhau họ chưa cảm nhận và thực sự hiểu được vì trình độ nhận thức, sự tiếp nhận thông tin còn bị hạn chế.
Kết hôn đồng giới
Luật sẽ không cấm?
Ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, việc công nhận hôn nhân đồng giới là một vấn đề chính trị, xã hội, tôn giáo,cũng như nhân quyền và các quyền cơ bản của công dân. Ở vài nơi trên thế giới, luật kết hôn giữa hai người cùng giới tính không cấm, cũng như không thừa nhận. Họ vẫn có quyền được tổ chức lễ cưới, nhưng không thể đăng kí kết hôn. Họ vẫn được sống chung nhưng luật pháp sẽ không bào vệ họ theo quan hệ vợ chồng khi có xảy ra tranh chấp.
Mong hôn nhân đồng giới được luật hóa
Hiện nay, số lượng kết hôn đồng tính tăng lên đáng kể, nhiều người nhìn nhận vấn đề này liên quan đến quyền con người, thể hiện sự nhân văn và nhất là giảm được sự kì thị của xã hội. Việc kết hôn đồng tính không cấm nhưng cũng không thừa nhận ở nhiều nơi trên thế giới tạo ra cho họ sự ngột ngạt, không mấy thoải mái. Chính vì thế họ đang rất muốn được sự công nhận của gia đình, xã hội, và luật pháp.
Một số kết luận và khuyến nghị
Từ những điều trên cho thấy, hôn nhân đồng giới đã và đang có nhiều thay đổi tích cực hơn đến với momọi người. Điều đó cũng chứng minh, các quan điểm truyền thông cũng đã và đang chi phối và một phần nào đó ảnh hưởng đến mối quan hệ hôn nhân đồng giới.
Tuy nhiên, phần lớn cho thấy người dân Việt Nam vẫn chưa ủng hộ cho mối quan hệ này; điều chúng ta có thể làm là hãy phổ biến, định hướng nhận thức của họ một cách đúng đắn, truyền cảm hứng thật tốt đến mọi người xung quanh về những người trong cộng đồng LGBT.
Để họ không có cái nhìn lệch lạc, kì thì, kìm nén, ràng buộc hạnh phúc, cũng như cảm xúc của họ. Quan trọng hơn hết, hãy thấu hiểu và cảm thông cho nhau, đã đến lúc mỗi cá nhân, mỗi tập thể và xã hội phải có cái nhìn thoáng hơn về mối quan hệ hôn nhân đồng tính.