Hôn nhân cận huyết và những điều cần biết

Hôn nhân cận huyết là hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng một nhóm thân tộc, họ hàng bởi luật tục hoặc tập quán quy định có mối quan hệ huyết thống với nhau theo dòng họ mẹ hoặc cha. Hay nói cách khác, hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ. Vậy hôn nhân cận huyết mang lại những hậu quả gì?

Hôn nhân cận huyết và hệ quả

Sức khỏe của những đứa trẻ sinh ra

Những bệnh mà đứa trẻ sinh ra từ hôn nhận cận huyết thống thường mắc phải như: tan máu bẩm sinh, bạch tạng, rối loạn, chuyển hóa, thiếu men G6PD, bệnh hồng cầu liềm, các bệnh dị dạng về xương, bụng phình to, thiểu năng trí tuệ, lùn, ốm, mù màu, bạch tạng, da vãy cá, mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời, nguy cơ tử vong rất cao.

Mắc bệnh bạch tạng do hôn nhân cận huyết
Mắc bệnh bạch tạng do hôn nhân cận huyết

Bệnh lại duy truyền tiếp các thế sau làm cho suy thoái nòi giống dần. Bên cạnh hậu quả cá nhân đứa trẻ sinh ra, hôn nhân cận huyết còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa, đạo đức, gia đình, phá vỡ các mối quan hệ đang tồn tại giữa các dòng tộc, gia đình và làng xóm, biến đổi giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Vệt Nam.

Kết hôn cận huyết thống làm cho các chủ thể rơi vào vòng luẩn quẩn: Đói nghèo -thất học -đói nghèo. Thực tế cho thấy, các tỉnh có tỷ lệ tình trạng tảo hôn,hôn nhân cận huyết cao thì cũng là tỉnh có tỷ lệ hộ đói nghèo cao và ngược lại.

Đối với xã hội

Hôn nhân cận huyết ảnh hưởng nghiêm trọng đến giống nòi, chất lượng dân số và nguồn nhân lực của vùng dân tộc thiểu số nói riêng và cả nước nói chung. Đó là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của dân tộc thiểu số, của một quốc gia. Hôn nhân cận huyết ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nhân sốnguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số Việt Nam.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân tộc thiểu số
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân tộc thiểu số

Một số dân tộc thiểu số ở Việt nam đang từng bước nguy cơ suy thoái giống nòi, thêm nữa là tăng áp lực và chi phí của xã hội để chăm sóc, điều trị các bệnh duy truyền và bệnh tật.

Biện pháp ngăn chặn hôn nhân cận huyết

Hôn nhân cận huyết thống là nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới, một trong những nhiệm vụ cơ bản để thực hiện xây dựng nền Đối với Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhất là cấp cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc đấu tranh bài trừ tệ nạn tảo hôn và HNCHT.

Biện pháp ngăn chặn hôn nhân cận huyết
Biện pháp ngăn chặn hôn nhân cận huyết

Ngoài việc vận động hội viên của mình giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc và tiến bộ, thì việc đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn tảo hôn và HNCHT. Do đó phải vận động hội viên giáo dục con, em mình hiểu được hậu quả, tác hại của tảo hôn và và HNCHT, đồng thời đấu tranh chống những quan điểm lạc hậu ngay từ trong gia đình mình và trong cộng đồng dân cư để khắc phục, bài trừ tệ nạn này, văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở cơ sở, không thể xếp loại tổ chức cơ sở Đảng “Trong sạch, vững mạnh ở địa phương mình còn có nạn tảo hôn cận huyết thống.”

Hôn nhân cận huyết bị xử lý như thế nào?

Hủy kết trái pháp luật

Giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Đây là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Do đó, hôn nhân cận huyết thống xây dựng trên cơ sở việc là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị hủy theo quy định của pháp luật.

 Hủy kết trái pháp luật
Hủy kết trái pháp luật

Theo quy định điểm D Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, việc kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời bị xử phạt như sau:

Về hành chính

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Phạt tiền hành chính
Phạt tiền hành chính

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.

Về hình sự

Tùy theo tính chất, mức độ, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội loạn luân”.

Truy cứu hình sự
Truy cứu hình sự

Bài viết liên quan

Thêm bình luận