Chuyện “come out” của tình yêu đồng giới.

Bạn đã từng xem qua bộ phim “Call me by your name” từng được nhận đề cử oscar kể về mối tình đồng tính của 2 chàng trai Elio và Oliver chưa? Khi mà tình yêu đồng tính cũng được khắc họa đẹp đẽ không thua kém gì tình yêu trai gái của các tác phẩm văn học kinh điển. Đã đến lúc tình yêu của những người đồng tình cũng có thể “come out” để người khác đón nhận và ủng hộ.

Những người đồng tính thiệt thòi

Người đồng tính là ai? Theo khoa học định nghĩa người đồng tính là những người có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những người cùng giới tính một cách lâu dài và cố định.

Có thể hiểu đơn giản những người đồng tính là những người ‘đội lốt’ một giới tính khác còn tâm hồn là một giới tính khác.

Tại sao là những người đồng tính thiệt thòi? Trước kia những người đồng tính được xếp chung với người mắc bệnh hủi, bệnh lênh lan dịch bệnh. Những người xung quanh ghê tởm, xem thường và kể cả sợ hãi khi đến gần hay giao tiếp với người đồng tính.

Tại sao vậy? Những người đồng tính đều là những cá thể bình thường như bao người khác, họ cũng có thể là những người thông minh, đáng yêu, tài giỏi,… Xét trên phương diện khoa học những người đống tính hoàn toàn bình thường về sức khỏe, thể chất. Nhưng vẫn đâu đó trong chính cái nhìn của người khác và kể cả trong chính tâm hồn của những người đồng tính xem mình là “con bệnh”.

Người đồng tính giấu đi tình yêu và con người thật của mình qua “vẻ người hoàn hảo” để nhận lại  sự quan tâm và cái nhìn bình thường của người khác. Sẽ thật khó khăn để cố làm một kẻ khác. Sẽ thật khó chịu khi phải đấu tranh với nội tâm giằng xé về một tình yêu chân thành, đích thực của người đồng tính. Và sẽ thật tệ hại khi người đồng tính xem chính mình là gành nặng cho người thân và gia đình, xem chính mình là kẻ khác thường và “bệnh hoạn”.

Những người đồng tính- Bạn chỉ có thể được phép xem mình là kẻ thiệt thòi. Những sự thiệt thòi đó có thể bù đắp bằng một tình yêu đúng nghĩa, sống cuộc sống mà chính bạn mong ước.

Tổn thương mà người đồng tính gặp phải

Trầm cảm kinh niên: Việc ngày càng sợ hãi và trốn tránh bạn bè, người thân cùng với sự căng thẳng kéo dài do phải che giấu giới tính hay xu hướng tình dục có thể dẫn đến dư thừa lượng cortisol trong cơ thể, góp phần gây nên trầm cảm nặng cũng như sự “suy nhược” của cơ thể nói chung.

Rối loạn nhân dạng phân ly : Nhà tâm thần học nổi tiếng Sullivan và Roughton đã khám phá ra rằng những người chưa “come out” thường tự tách biệt những đam mê và xúc cảm dành cho người cùng giới ra khỏi nhân dạng của mình.

Việc cố ngăn chặn những suy nghĩ khiến họ cảm thấy lo lắng (những suy nghĩ xung quanh cảm xúc với người cùng giới) đã buộc những con người này phải sống một cuộc sống hai mặt mà thường thì chính bản thân họ cũng không nhận thức được điều đó.

Ghê tởm và căm thù bản thân: Bị xã hội nhồi nhét suy nghĩ rằng nếu không phải là người dị tính thì ắt là kẻ “loạn trí”, “xấu xa”, “sai trái” hay “vô đạo đức”, nhiều người đồng tính chưa công khai đã dần trở nên tự kỳ thị.

Họ thấy mình không phù hợp và không thuộc vào cả “thế giới dị tính” lẫn “thế giới đồng tính”. Cảm giác đau khổ này thường dẫn tới sự ghê tởm, căm thù bản thân và khinh miệt những người đồng tính, song tính và chuyển giới có cuộc sống cởi mở hơn.

Tự ti và nhìn nhận bản thân một cách tiêu cực: Cả hai điều trên đều dẫn tới việc né tránh những mối quan hệ chu toàn với những người khác.

Cố gắng sống như một người dị tính gần hết cuộc đời để được xã hội chấp nhận, nhiều người đồng tính đã dần trở nên tự ti và nhìn nhận cơ thể của bản thân một cách tiêu cực. Từ đó khiến họ gặp phải những vấn đề như sợ hãi gần gũi với người khác, xấu hổ sâu sắc về những trải nghiệm tình dục của mình và mất đi khả năng xây dựng sự thân mật về tình cảm.

Tình yêu đồng giới qua các tác phẩm nghệ thuật

Tình yêu đồng tính cũng đẹp đẽ và mơ mộng chẳng khác gì tình yêu trai gái của những tác phẩm văn học kinh điển. “Kiêu hãnh và định kiến”, “romeo và juliet”,… Tình yêu suy cho cùng là một mối quan hệ mà trong mối quan hệ đó chúng ta được yêu thương, chăm sóc, được người khác xoa dịu những tổn thương, đồng cảm với niềm hạnh phúc của nhau. Vậy thì tại sao tình yêu đồng tính vốn mang bản chất của tình yêu lại không thể được vẽ nên qua các tác phẩm nghệ thuật chứ.

Đấu tranh cho một tình yêu đồng tính là cả một quá trình lấy đi những giọt nước mắt, những uất hận thiệt thòi, dị nghị, bổn phận,..của người thân, bạn bè và chính những người trong cuộc.

Đã có vô số bộ phim điện ảnh, vô số tác phẩm văn học  “come out” về tình yêu đồng tính lãng mạn ngọt ngào. Nhưng để lại cho người xem cảm nhận cay đắng khi tình yêu không thể đến được với nhau do sự phản đối và cái nhìn khắc nghiệt của người đời.

“Call me by your name” kể về tình yêu của 2 chàng trai,  Elio 17 tuổi và Oliver (Armie Hammer) 24 tuổi – anh chàng sinh viên người Mỹ vạm vỡ, đẹp trai. Trong mùa hè rực rỡ của miền Địa Trung Hải hồi đầu thập niên 1980 ấy, Elio và Oliver chợt nhận ra rằng mình là mảnh ghép vừa khít cho cuộc đời của đối phương. Nhưng cuối cùng 2 mảnh ghép ấy vẫn không thể nào gắn chặn được mãi với nhau. Một người đã chấp nhận buông tay trước vì bổn phận chữ “hiểu”. Và rồi người xem chỉ có thể thấy được sự cô đơn, đau đớn về mối tình đầu tan vỡ trong ánh mắt của Elio 17 tuổi.

Hay tác phẩm “người cô đơn” Cuốn sách kể về George là một giáo sư người Anh. Ông cùng với người bạn đời – Jim – chung sống suốt 16 năm tại một căn hộ nhỏ ở ngoại ô Nam California. Tách biệt nhưng bình yên, hai người đàn ông cùng nhau chia sẻ những vui buồn và nuôi dưỡng tình yêu của mình, mặc cho những định kiến của người đời dành cho tình yêu đồng giới. Họ bị người đời xem là quái vật, là những kẻ có thân phận tàn ác, và con nít bị cấm lại gần họ, chỉ vì họ yêu nhau.

Những thông điệp phổ quát nhưng dễ đi vào lòng người: con người chỉ sống một lần trên đời, nên hãy dành tuổi trẻ để yêu và sống hết mình trước khi thời khắc ấy trôi qua, mãi mãi không còn trở lại.

Hạnh phúc khi người đồng tính “come out” tình yêu của họ ra “ánh sáng”.

Trải qua nhiều cuộc đấu tranh, những cuộc cải cách để thay đổi về nhận thức và sau cả nhiều thời kỳ bị phân biệt, xa lánh, chỉ trích. Ngày 26/6/2015, chúng ta vui mừng đón tin Toà án tối cao Mỹ đã tuyên bố quyền hợp pháp của hôn nhân đồng giới trên đất nước này. Đây thật sự là tin vui với cộng đồng LGBT Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung, điều này cho thấy sức mạnh của sự đấu tranh, đấu tranh cho những gì chúng ta xứng đáng nhận được.

Ngày 11/10 ngày công khai quốc gia, quyền của người đồng tính. Tuy bắt nguồn từ Mỹ nhưng từ đó đến nay Ngày Công khai đã được cộng đồng LGBT khắp nơi trên thế giới hưởng ứng. Vì vậy vào ngày 11/10 hàng năm cộng đồng mạng đã chứng kiến hàng loạt các câu chuyện “come out” cực kỳ thú vị được chia sẻ trên MXH. Có những câu chuyện đầy quả cảm, cũng có những câu chuyện độc đáo, đáng yêu và hài hước. Tuy nhiên, dù ở sắc thái nào thì tất cả đều cho thấy thế giới chúng ta đang sống vẫn còn tràn ngập tình yêu thương.    

Trên thế giới rất nhiều người đồng tính nhưng họ lại vô cùng hạnh phúc với cuộc sống hiện tại. Bởi vì họ biết đấu tranh cho tình yêu đích thực, họ sống chính là mình. Những người đồng tính trên thế giới đã “come out ” thành công và truyền cảm hứng cho nhiều người có thể kể đến như:Wentworth Miller diễn viên phim Vượt Ngục (Prison Break) ,MC của talkshow nổi tiếng “The Ellen”-Ellen DeGeneres , nam ca sĩ Adam Lambert, …

Không chỉ riêng tại Mỹ mà nhiều nước trên thế giới và đặc biệt là tại Việt Nam đã có cái nhìn cởi mở hơn đối với người đồng tính, ít có ánh nhìn kỳ thị và khó chịu. Nhưng điều quan trọng không phải cái nhìn từ người ngoài mà  là từ sự mạnh mẽ và mở lòng từ chính những người đồng tính. Hãy cho mình một cơ hội để sống như người bình thường được yêu và xứng đáng hạnh phúc như những người khác.

Chúng ta thường muốn công khai come out với những người thân thiết và quan trọng nhất với mình. Chúng ta cũng sẽ nhận ra rằng quyết định công khai của mình có thể là quyết định của cá nhân, nhưng nó có sức lan tỏa lớn hơn tầm mức một cá nhân. Nó giúp phá vỡ dần dần những rào cản và định kiến từng khiến cho những người LGBT trước đây phải ở trong tủ kín. Nó giúp những người đi sau có thêm điều kiện và động lực để sống công khai và tự tin hơn.

Những lợi ích của việc công khai đó là được sống một cuộc sống rộng mở và trọn vẹn hơn. Phát triển các mối quan hệ theo chiều hướng chân thành và thân thiết hơn.  Thấy hạnh phúc và tự tin về chính mình khi được mọi người yêu quý vì chính con người thật của mình. Không bị căng thẳng, lo lắng quá mức vì phải giấu diếm. Được quen biết nhiều hơn với những người cũng là LGBT.  Được là một phần của cộng đồng LGBT, giúp phá vỡ những hiểu lầm và định kiến về LGBT. Góp phần tạo ra một môi trường dễ chịu hơn cho những người LGBT trẻ tuổi đi sau.

“Tình yêu không phải là sự lựa chọn. Bạn phải lòng con người ấy chứ không phải nhiễm sắc thể của anh ta”Giáo hoàng Grêgôriô VII.

Người đồng tính nào cũng luôn luôn phải đối mặt với những dằn vặt nội tâm: Mình là ai, mình thuộc giới tính nào, mình phải sống thế nào, mình muốn gì?

Cuộc đời mỗi người cũng chỉ có một nếu chưa “come out” chính con người mình, tình yêu của mình ngay bây giờ thì đến lúc nào mới hợp lý. Tình yêu là cảm giác thiêng liêng mà chỉ có chúng ta cảm nhận được sự hạnh phúc. Cho dù đẹp đẽ hào nhoáng hay đơn giản chân thành nhưng phải là đích thực. Hãy dũng cảm đối mặt và vượt lên tất cả để sống cho tình yêu trong đời.

Bài viết liên quan

Thêm bình luận