Tiêm phòng đầy đủ là biện pháp bảo vệ bé yêu tránh khỏi xa khỏi những căn bệnh quái ác đang rình rập hệ đề kháng non yếu của bé. Chính vì vậy ba mẹ cần nắm vững lịch tiêm chủng cho bé năm 2018 để có thể thực hiện đúng thời gian, đúng liệu trình để có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là lịch tiêm phòng chi tiết theo khuyến cáo của bộ ý tế cho các bạn tham khảo:
Nội dung chính
Lịch tiêm chủng cho bé năm 2018
Những lưu ý khi đưa trẻ tiêm phòng
Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng bạn cần:
Các trường hợp chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ:
Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng cho bé
Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng:
Lịch tiêm chủng cho bé năm 2018
Lịch tiêm chủng cho bé đầy đủ nhất
Giai đoạn sơ sinh
– Tiêm vắc xin BCG phòng lao mũi 1 cho bé
– Tiêm vắc xin viêm gan B mũi 1 trong 24 h sau sinh.
Giai đoạn 1 tháng tuổi
– Tiêm vắc xin viêm gan B mũi 2 cho bé.
Khi bé được 6 tuần tuổi
– Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 1.
– Tiêm vắc xin phòng viêm phổi do phế cầu khuẩn mũi 1.
Lưu ý:
Với lịch tiêm chủng 3 mũi (Lịch này chỉ áp ở những quốc gia đưa vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.)
Tiêm mũi 1 sớm nhất vào khoảng 6 tuần tuổi
Tiêm mũi 2 nhắc lại sau ít nhất 1 tháng,
Tiêm mũi 3 nhắc lại ít nhất 6 tháng sau.
Với lịch tiêm chủng 4 mũi:
Tiêm mũi 1 sớm nhất vào lúc 6 tuần tuổi
Tiêm mũi 2 nhắc lại sau ít nhất 1 tháng
Tiêm mũi 3 sau mũi 2 ít nhất sau 1 tháng
Tiêm mũi 4 sau mũi 3 ít nhất sau 6 tháng.
Lịch tiêm chủng cho bé 2 tháng tuổi
– Tiêm vắc xin phòng viêm gan B mũi 3 (Bạn cần tiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm cho bé, mũi thứ 5 nhắc lại sau 8 năm).
– Tiêm vắc xin phòng bệnh Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 1.
– Tiêm vắc xin viêm màng não mủ, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi do virus Haemophilus influenzea mũi 1.
Lịch tiêm chủng cho bé 3 tháng tuổi
– Tiêm vắc xin phòng bệnh Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 2.
– Tiêm vắc xin viêm màng não mủ, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi do virus Haemophilus influenzea mũi 2
– Uống vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 2.
Lịch tiêm chủng cho bé giai đoạn 4 tháng tuổi
– Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 3 (Mũi 4 tiêm nhắc lại sau 1 năm).
– Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não mủ, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi 4).
– Uống vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 3.
Lưu ý: Nên cho trẻ uống vắc xin viêm dạ dày ruột do virus Rotavirus càng sớm càng tốt và nên hoàn thành trước 7,5 tháng.
Lịch tiêm chủng cho bé giai đoạn 6 tháng tuổi
Lịch tiêm phòng cho bé 6 tháng tuổi
– Tiêm phòng vắc xin cúm mũi 1.
Lưu ý: Mũi 2 tiêm nhắc lại sau mũi 1 một tháng, sau đó tiếp tục tiêm phòng vào đầu vụ cúm hàng năm ( vào khoảng cuối tháng 9 và đầu tháng 10).
Lịch tiêm chủng cho bé giai đoạn 9 tháng tuổi trở lên
– Tiêm vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella mũi 1.
Lưu ý:
Nếu tiêm mũi 1 lúc 9-11 tháng thì tiêm nhắc lại mũi 2 sau 6 tháng và tiêm mũi 3 nhắc lại sau 3-5 năm.
Nếu tiêm mũi 1 lúc trên 1 tuổi thì mũi 2 nhắc lại sau 4 năm.
Ngoài ra bạn có thể tiêm vắc xin đơn: sởi, quai, Rubella cho bé
Lịch tiêm chủng cho bé giai đoạn 12 tháng tuổi trở lên
– Tiêm vắc xin thủy đậu mũi 1 ( tiêm nhắc lại mũi 2 sau 4 năm)
– Tiêm vắc xin viêm gan A mũi 1 (Mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6-12 tháng).
– Tiêm vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella nhắc lại.
– Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 1.
– Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 2 (Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần).
– Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 3 (Mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến 15 tuổi).
Lịch tiêm chủng cho bé giai đoạn 24 tháng tuổi trở đi
– Tiêm vắc xin phòng viêm phế quản, phòng viêm phổi, phòng viêm màng não, phòng nhiễm trùng huyết và viêm tai giữa mũi 1 (Tiêm mũi 2 nhắc lại sau 5 năm).
– Tiêm vắc xin phòng viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn não mô cầu mũi 1 (tiêm mũi 2 nhắc lại sau 3 năm theo chỉ thị của phòng dịch tễ).
– Tiêm vắc xin phòng bệnh thương hàn mũi 1 (Ba năm hãy tiêm nhắc lại một lần cho bé).
– Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn của Pháp hoặc ngậm vắc xin Immubron.
Lịch tiêm chủng cho bé gái 9 tuổi
– Tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung, phòng bệnh sùi mào gà do virus HPV mũi 1 (Tiêm mũi 2 sau từ 1-2 tháng và tiêm mũi 3 nhắc lại sau 4 -5 tháng sau mũi 2).
Những lưu ý khi đưa trẻ tiêm phòng
Để có thể đảm bảo an toàn cho bé, ba mẹ cần nắm rõ những kiến thức cơ bản sau đây:
Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng bạn cần:
– Vệ sinh cá nhân cho trẻ, để đảm bảo vết tiêm phòng không bị nhiễm trùng
– Trao đổi chi tiết về thể trạng của bé: bé có ốm sốt, hay có tiền sử bị bệnh gì không…để bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên và quyết định có thực hiện tiêm phòng cho bé không
– Chú ý mang theo sổ tiêm phòng để cho bác sĩ thực hiện lịch tiêm chủng cho trẻ đúng nhất.
– Nếu bé có dị ứng với thành phần nào của thuốc hay thức ăn gì thì bạn cũng nên báo cho bác sĩ biết.
Các trường hợp chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ:
Điều ba mẹ cần biết khi đưa trẻ đi tiêm phòng
– Trẻ dấu hiệu hay tình trạng suy chức năng cơ quan hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan…
– Trẻ có tiền sử sốc phản vệ với vắc xin.
– Trẻ suy giảm miễn dịch chống chỉ định tiêm chủng các loại vacxin sống.
– Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vacxin.
Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng cho bé
– Thân nhiệt cao hơn trên 37.5 độ C hoặc thấp dưới 35.5 độ C.
– Trẻ đang mắc các bệnh về nhiễm khuẩn cấp.
– Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid liều cao trong vòng 14 ngày.
– Trẻ đang hoặc mới sử dụng các sản phẩm Globulin miễn dịch.
– Trẻ sinh non hoặc trẻ có cân nặng dưới 2kg.
– Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vacxin.
Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng:
Tại phòng khám:
– Cho trẻ nghỉ ngơi và theo dõi 30 phút sau tiêm tại cơ sở tiêm phòng
– Nếu thấy trẻ có các biểu hiện quấy khóc, phát ban, sưng đỏ, khó thở, tím tái…các dấu hiệu bất thường hãy báo ngay với bác sĩ tại cơ sở
– Khi về nhà cha mẹ cần quan sát và theo dõi trong 24 h sau sinh nếu trẻ quấy kocs, nhiệt độ tăng cao, phát ban, khó thở …thì cần hỏi và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bố mẹ chú ý chăm sóc trẻ và xử lý các phản ứng phụ của vắc xin:
– Tăng cường bổ sung sữa mẹ, sữa công thức và nước uống cho trẻ.
– Cố gắng tạo điều kiện cho bé nghỉ ngơi
– Nếu trẻ sốt nhẹ hãy dùng khăn ướt lau hạ nhiệt cho bé.
– Nếu trẻ sốt cao >38,5 tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng thuốc hạ sốt.
Cần cho trẻ đến cơ sở y tế khi có các triệu chứng sau:
– Trẻ khó thở kèm với nổi phát ban hoặc sưng đỏ
– Trẻ có dấu hiệu kiệt sức, nhợt nhạt, ngủ li bì
– Trẻ khóc không ngừng trong 3 giờ đồng hồ
– Trẻ sốt và nôn mửa và tiêu chảy nhiều sau vài giờ sau khi tiêm
– Trẻ có dấu hiệu co giật
– Trẻ sưng đỏ và đau lan rộng tại chỗ tiêm hơn 3 ngày
– Trẻ bị bầm tím hoặc chảy máu nhiều tại chỗ tiêm.
Trên đây là tổng hợp lịch tiêm chủng cho bé năm 2018 đầy đủ và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là những kiến thức tổng hợp về tiêm chủng mà cha mẹ cần biết. Hy vọng nó sẽ giúp ich cho ba mẹ. Hãy chia sẻ thông tin bổ ích neyf đến các bậc phụ huynh khác nha cả nhà.