Sức Khỏe Sắc Đẹp Ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam: Hơn 60.000 người tử vong mỗi năm

Vấn đề ô nhiễm môi trường chưa bao giờ hết nóng đối với giới chuyên gia và con người trên Trái Đất. Chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghiệp hóa, với hàng loạt nhà máy, xí nghiệp cùng rác thải tấn công ồ ạt ra môi trường. Cảnh báo mới nhất được đưa ra trên trang thông tin của NASA (Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ) nói rằng Trái Đất của chúng ta đang bị phá hủy và xuất hiện một lỗ thủng lớn tầng ozon. Vậy thực trạng ô nhiễm môi trường không khí đang diễn ra như thế nào? Giải pháp tốt nhất mà chúng ta nên hành động là gì?

Nội dung chính [Ẩn]

1 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có mức độ ô nhiễm môi trường không khí cực kỳ trầm trọng. Theo các thống kê của Bộ Tài nguyên môi trường, mỗi năm cả nước ta đang sử dụng hóa chất ở mức độ nghiêm trọng như sau:

  • Hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật
  • Phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt
  • Hơn 7 tấn rác thải rắn công nghiệp thải ra môi trường
  • Hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại khác

Đáng chú ý, trên cả nước hiện có 283 khu công nghiệp sản xuất vừa và nhỏ. Trong đó, chúng ta phải đối mặt với 550.000m3 nước thải/ngày đêm. Chưa kể, có hơn 615 cụm công nghiệp nhưng chỉ khoảng 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Còn lại, các cụm công nghiệp này tống nước thải đi đâu thì đều chưa có báo cáo chính xác. Ngoài ra, chúng ta còn có những thống kê giật mình như sau:

  • Hơn 500.000 cơ sở sản xuất có công nghệ chế biến lạc hậu, nhiều loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường.
  • Trên 5000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, chế biến vật liệu xây dựng.
  • Hơn 4500 làng nghề thủ công và công nghiệp.
  • Trên 13.500 cơ sở y tế phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại ra môi trường, bao gồm 125.000m3 nước thải y tế mỗi ngày.

Cả nước hiện đang phải xử lý 3.000.000m3 nước thải ngày/đêm cho 787 đô thị, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hầu hết nước thải này không thể xử lý hết và vẫn đang lưu hành tại 43 triệu moto và 2 triệu oto.

Hiện nước ta có 458 bãi chôn lấp và tiêu hủy rác thải. Tuy nhiên, có đến 337 bãi chôn lấp rác thải không đảm bảo vệ sinh. Với hơn 100 lò đốt rác thải công nghiệp công suất nhỏ có nguy cơ thải khí độc dioxin và furan ra môi trường.

Chưa kể đến, hệ sinh thái tự nhiên của Việt Nam đang ngày càng thu hẹp. Chúng ta bị chia cắt sinh cảnh, suy giảm đa dạng sinh hoạt do hoạt động chuyển đổi đất rừng, khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện,… Bên cạnh có những hoạt động khai thác tài nguyên trái phép. Với sự tham lam và thiếu hiểu biết của con người đã biến đất rừng thành những bãi đất trọc hoang tàn.

2 Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường

Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí và biến đổi khí hậu được đánh giá là có những diễn biến nhanh chóng hơn so với dự báo. Các dòng chảy lớn thuộc sông Mê Kông, sông Hồng, các sông xuyên biến giới có càng phức tạp. Cụ thể, chúng tôi xin đưa ra các nguyên nhân khách quan như sau:

Tại khu đô thị:

Ô nhiễm môi trường không khí là do khói bụi, hoạt động giao thông đông đúc, một số khu vực tập trung các ngành công nghiệp. Tại các lưu vực sông chảy qua đô thị, xuất hiện nhiều khu công nghiệp càng khiến tình trạng ô nhiễm dinh dưỡng, ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh tăng cao.

Có thể kể đến như: Sông Nhuệ (Hà Nội), sông Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh), sông Đồng Nai (Biên Hòa)…

Tại khu vực nông thôn:

Nhiều làng nghề thủ công, thủ công nghiệp, tiểu thủ công xuất hiện dày đặc. Đáng nói là khi xử lý chất thải, người dân chưa làm đúng cách và thực hiện bừa bãi. Tại đây cũng xuất hiện thêm nhiều điểm công nghiệp xen kẽ khu dân cư.

Một số trang trại chăn nuôi tập trung, hoạt động trồng trọt, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng ở khu lân cận, chôn lấp và đốt chất thải sinh hoạt,…

Hoạt động canh tác thâm canh lam dụng phân bón hóa học, thuốc diệt trừ sâu thừa liều lượng làm phát sinh các khí CH4, H2S, NH3 gây ô nhiễm môi trường không khí. Đặc biệt là khu vực chuyên canh nông sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy trình kỹ thuật. Có thể kể đến như Đông Anh (Hà Nội), Hiệp Hòa (Bắc Giang), Tây Nguyên (Đà Lạt).

Ngoài ra, ở nước ta còn tồn đọng nhiều làng nghề sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí cao như: tái chế nhựa, ắc quy chì, kim loại, chăn nuôi gia cầm, sản xuất giấy,…

Ô nhiệm bụi là vấn đề phổ biến ở các làng nghề gốm sứ, chế tác đá, đồ mỹ nghệ thủ công. Ô nhiễm không khí vẫn ngày ngày diễn ra ở các làng nghề tái chế nhựa như Trung Văn (Hà Nội), Vô Hoạn (Nam Định).

3 Hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường không khí nói riêng đang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống con người. Chúng ta sống dựa vào khí thở chứa oxy, thức ăn dinh dưỡng hằng ngày. Nếu lá phổi của chúng ta hít phải khí độc, hay đơn giản là những chất thải ô nhiễm, thì sớm muộn gì chúng ta cũng gánh lấy những hậu quả liên quan đến tính mạng. Cụ thể như sau:

Môi trường không khí:

  • Mưa axit, thủng tầng ozon sinh ra các loại bệnh tật chưa có thuốc điều trị triệt để như ung thư da.
  • Hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, băng cực tan làm dâng nước biển, gây tình trạng ngập lụt, sạt lở, thu hẹp đất sống.
  • Sinh ra các loại bệnh hô hấp, ung thư,…

Môi trường nước:

  • Gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sống và sức khỏe con người
  • Tiêu diệt sự sống của các sinh vật trong môi trường nước
  • Thiếu nước ngọt sinh hoạt
  • Gây thủy triều đỏ
  • Ô nhiễm, cạn kiệt mạch nước ngầm

Môi trường đất:

  • Thực vật trồng trong đất sẽ bị ô nhiễm hóa chất, con người ăn vào sẽ nhiễm bệnh.
  • Đất ô nhiễm dẫn đến nước ngầm ô nhiễm, thiếu nước dùng sinh hoạt.
  • Con người đối mặt với rất nhiều bệnh tật khó chữa.
  • Sinh vật và thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt hết.

4 Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí đang đạt ở mức báo động đỏ. Mỗi người chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm bằng cách chung tay hành động. Một số biện pháp chúng tôi xin nêu ra như sau:

Biện pháp kỹ thuật

  • Sáng tạo ra những dây chuyền sản xuất hiện đại, ít ô nhiễm để thay thế các dây chuyền cũ kỹ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường không khí.
  • Thay thế nhiên liệu đốt từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện nhằm giảm thiểu mồ hóng và S02 thải ra môi trường không khí.

Biện pháp quy hoạch

  • Giảm thiểu xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thành phố lớn.
  • Khuyến khích người dân đi lại bằng phương tiện công cộng: giảm thiểu ùn tắc giao thông, giảm thiểu khói bụi và các nhiên liệu xăng dầu thải ra môi trường. Điều này còn giảm được ô nhiễm tiếng ồn cực kỳ hiệu quả.
  • Phủ rộng cây xanh xung quanh thành phố, đặc biệt là khu vực đông người qua lại.
  • Đưa ra các khuyến cáo cho người dân, cùng chung tay bảo vệ môi trường chung.

Sử dụng máy lọc không khí

Để bảo vệ sức khỏe cả gia đình, tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ, trong lành bạn nên sử dụng thêm thiết bị lọc không khí. Loại máy này có những tác dụng đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, cụ thể như:

  • Diệt được vi khuẩn, vi rút H5N1 đến 99%
  • Lọc bụi có kích thước nhỏ đến 0,3 micromet
  • Khử mùi thuốc lá, mùi đồ ăn, khói bụi độc hại
  • Loại bỏ nấm mốc, chất gây dị ứng
  • Dưỡng ẩm làm đẹp da
  • Tính năng bắt muỗi

Trên đây là tổng hợp thông tin của canhchua.vn về báo động tình trạng ô nhiễm môi trường không khí. Vấn đề này chưa bao giờ hạ nhiệt và ngừng được người dân cả thế giới quan tâm. Chúng ta nên có ý thức bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải cá nhân để không khí trong sạch hơn. Mỗi hành động nhỏ của mọi người chính là góp phần xây dựng chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bài viết liên quan

Thêm bình luận