KTNT – Bên cạnh những mô hình chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con xã miền núi Hoà Ninh (Hoà Vang – Đà Nẵng) đã tìm được hướng làm giàu mới thông qua nghề làm chổi đót, trồng tre lấy măng và nuôi bò thịt.
Nghề phụ lên ngôi
Xem thêm: Giàu lên từ cây chuối sứ lùn
Có thể coi làm chổi đót là nghề phụ đang được ưa chuộng ở Hoà Ninh, thu hút hơn 100 lao động tham gia. Đi đầu là hộ ông Đỗ Thiệt ở thôn Sơn Phước. Vốn là bộ đội xuất ngũ, không cam chịu đói nghèo, ông đã bỏ công tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi rồi về mày mò làm thử bằng nguồn nguyên liệu khai thác tại địa phương. Chổi đót ông làm rất chắc và đẹp nên sản phẩm làm ra không đủ cung cấp cho thị trường. Chính vì vậy, ông đã mở rộng quy mô sản xuất, hình thành cơ sở gia công, tuyển nhân công và phát triển thêm nhiều loại sản phẩm như chổi hộp, chổi cước, chổi cán nhựa… Trung bình mỗi ngày ông xuất xưởng 300-400 cây chổi các loại.
Sản phẩm chổi đót Hoà Ninh không chỉ được tiêu thụ tại Đà Nẵng mà còn theo chân những người bán dạo đi khắp mọi nơi, trung bình người làm chổi đót ở đây thu nhập hơn 5 triệu đồng/người/tháng.
Trồng măng: “làm chơi ăn thật”
Xem thêm: imp trong trồng trọt là gì
Măng tre điền trúc bắt đầu phát triển ở Hoà Ninh từ năm 2005, khi đó có 5 hộ nghèo được Trung tâm Khuyến ngư – nông – lâm thành phố hỗ trợ 80% chi phí để trồng thí điểm. Thấy hiệu quả cao, lãi lớn, nhiều hộ đã tự đầu tư, khai thác. Đến nay, toàn đã có khoảng 30 hộ trồng gần 10ha. Giống măng tre này chỉ trồng 2 năm là có thể thu hoạch, ăn giòn và ngọt, có thể chế biến thành nhiều loại thực phẩm với chi phí thấp, giá thành hạ. Để cây cho kết quả cao nhất nên trồng cây cách cây 5-6m, đào hố sâu, phủ nhiều rơm cỏ mục. Mỗi hộ chỉ cần trồng 2-3 sào (1 sào Trung Bộ = 500m2) là có thể nâng mức thu nhập đáng kể, hiện giá măng ngoài thị trường là 3.500 đồng/kg. Đây là mô hình tốn ít thời gian chăm sóc, hiệu quả lại cao, chính vì thế cần được nhân rộng để giúp bà con có thêm thu nhập.
Nuôi và sind hoá đàn bò
Với đặc điểm đất rộng, dân thưa, có nhiều bãi cỏ rộng, nghề nuôi bò ở Hoà Ninh phát triển khá mạnh. Đến nay, xã có hơn 200 hộ nuôi bò, tổng số trên 2.000 con. Đặc biệt, từ khi có chủ chương thực hiện Chương trình Sind hoá đàn bò, phong trào càng thêm rầm rộ. Việc Sind hoá đàn bò được hỗ trợ kinh phí từ Chương trình khuyến nông quốc gia. Cụ thể, bà con được hỗ trợ tinh và nitơ bảo quản tinh. Khi bò cái đến kỳ động dục, hộ chăn nuôi báo cáo cho cán bộ thú y đến kiểm tra và tiến hành kỹ thuật phối giống nhân tạo.
Bò thường 2 năm tuổi hiện có giá khoảng 1,5 triệu đồng/con, nhưng bò lai Sind có thể lên tới 2, 5 triệu đồng/con, nếu là bò giống thì chênh lệch sẽ nhiều hơn. Nhiều hộ cho biết, nuôi bò không tốn tiền mua thức ăn, tận dụng được lao động phụ, phòng chống dịch bệnh cũng không khó. Bò mẹ mỗi năm đẻ 1 con, nếu nuôi cùng lúc 4 con bò lai, mỗi năm sẽ có thu nhập 10 triệu đồng.
Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng leo
Việc phát triển, mở rộng những mô hình kinh tế mới không chỉ giúp bà con Hoà Ninh thay đổi cuộc sống mà còn khiến họ tin tưởng hơn vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Lê Văn Thơm |