Làng nghề bắt hến

KTNT – Nằm cặp bờ Đông sông Tiền, làng nghề bắt hến thuộc ấp Bình Định, xã Bình Thành (Thanh Bình – Đồng Tháp) hình thành tự phát cách đây trên 30 năm. Lúc đầu chỉ có 5-10 hộ, đến nay đã có vài trăm hộ chuyên sống bằng nghề này.

Xem thêm: Làm giàu nhờ nuôi cá hồng vện

Người sống bằng nghề cào bắt hến chủ yếu là dân lao động nghèo; không có hoặc ít đất sản xuất. Họ mưu sinh theo mùa, cứ nước lũ rút là họ bắt tay vào nghề, thường từ tháng 11 âm lịch đến trung tuần tháng 6 năm sau.

Để có thu nhập, bà con làng nghề cào bắt hến phải bỏ vốn ra mua sắm phương tiện và đồ nghề như: bàn cào, xây lò lộ thiên, chảo, nồi, thùng, thau, rổ cùng nhiều vật dụng cần thiết khác… Đặc biệt, phải có xuồng và một máy Kohler, tính chung khoảng 2 triệu đồng là đạt yêu cầu. Hến thường sinh sống trên các dòng kênh rạch.

Xem thêm: làm sao để tăng độ phì nhiêu của đất

Bình quân một người có thể cào được 50-60kg hến/ngày. Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào sức khỏe mới cào bắt được nhiều hến. Hến cào được đem về rửa sạch, ngâm khoảng 24 giờ cho nhả hết đất, hôm sau cho vào nồi hay chảo lớn nấu lấy thịt (thường 12-13kg hến cho 1kg thịt hến), mỗi gia đình phải có một lò nấu hến. Thịt hến làm ra đều có thương lái đến thu mua. Giá bán 7.000-8.000 đồng/kg, những khi hút hàng có thể lên 10.000 đồng/kg. Bình quân mỗi ngày người dân làng nghề sản xuất được gần 1 tấn thịt hến. Còn nước hến luộc bà con bán 1.000 đồng/xô (10 lít) cho những hộ nuôi heo. Vỏ hến bán cho lò vôi 2.000 đồng/cần xé (3 giạ). Hộ anh Trương Văn Công có 3 lao động, bình quân bắt được 200-240kg hến/ngày, sau khi sơ chế thịt, bán được 120.000 đồng, do “lấy công làm lời”, gia đình anh cũng khấm khá.

Xem thêm: Làm giàu nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Nhờ hến mà bà con trong ấp Bình Định có những ngôi nhà mới khang trang, cuộc sống ngày càng khá giả.

Thành Dũng

Bài viết liên quan

Thêm bình luận