KTNT – Làng Môn Quảng, xã Lãng Ngâm (Gia Bình – Bắc Ninh) vừa là làng văn hoá điển hình, vừa là địa phương có nền kinh tế đa ngành nghề phát triển khá năng động. Từ chỗ độc canh cây lúa, đến nay Môn Quảng đã trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu huyện về thành tích phát triển kinh tế – xã hội.
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi nhím thịt
Môn Quảng có 400 hộ (1.700 khẩu), trong khi đó, diện tích đất canh tác chỉ có 240 mẫu Bắc Bộ (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2). Nếu chỉ trông vào 2 vụ lúa, nhà nào may mắn cũng chỉ đủ ăn chứ chưa ai dám nghĩ đến chuyện làm giàu. Thực tế trên đặt ra cho Môn Quảng hàng loạt câu hỏi: Làm giàu như thế nào, người dân phải bắt đầu từ đâu?…
Nằm trong vùng đất có nhiều nghề phụ phát triển, Môn Quảng đã tập trung phát triển kinh tế đa nghề với nhiều giải pháp đồng bộ. Bà con không chỉ đầu tư thâm canh, tăng vụ mà còn phát triển kinh tế VAC, vực dậy nghề khâu nón lá, mở mang nhiều nghề mới, đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới.
Xem thêm: làm giàu nhờ trồng sâm Ngọc Linh
Trên cơ sở phân công lại lao động, Môn Quảng tập trung đầu tư nhiều vào việc khôi phục nghề khâu nón lá. Nhưng yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật của chiếc nón đã có nhiều điểm khác với thời kỳ trước, thêm vào đó, nón lá phải cạnh tranh gay gắt với thị trường mũ vải đa dạng và phong phú. Thực tế này khiến người dân Môn Quảng phải xác định nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới và cải tiến hình thức để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Một cuộc “cách mạng nón lá” bắt đầu ở Môn Quảng. Người người nhà nhà tham gia sản xuất nón lá, trong đó có 20 hộ chuyên cung cấp dịch vụ và nguyên vật liệu cho bà con. Nghề khâu nón lá nhàn hơn làm ruộng mà cho thu nhập 700.000 – 1.000.000 đồng/người/tháng.
Xem thêm: làm sao để tăng độ phì nhiêu của đất
Bên cạnh đó, Môn Quảng còn mạnh dạn đưa dân vào TP. Hồ Chí Minh học nghề để du nhập và mở mang nghề mới. Những năm gần đây, nghề may công nghiệp phát triển mạnh ở đây. Hiện, cả làng có 70 xưởng may, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu nhập 1-2 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, Môn Quảng còn khuyến khích bà con phát triển kinh tế VAC. Tất cả diện tích ao hồ đều được nhân dân đấu thầu để nuôi cá, lập trang trại…
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi gà con đơn giản
Nhờ những nỗ lực không ngừng đó, đến nay bộ mặt nông thôn ở Môn Quảng đã có nhiều khởi sắc, nhà dân đã được ngói hoá 100%, các công trình điện, đường trường, trạm… đã được hoàn thiện. Môn Quảng hiện là địa phương đầu tiên ở Gia Bình có hệ thống đường ra đồng được vỉa gạch và sỏi hoá. Đến Môn Quảng hôm nay, gặp người dân, thấy niềm vui hiện hữu trên từng khuôn mặt, nụ cười. Làng được bà con trong xã, trong huyện gọi bằng cái tên trìu mến: Làng văn hoá năng động.