Chư Prông: Chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất

KTNT – Chư Prông (Gia Lai) là huyện miền núi biên giới, có diện tích 168.750ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 3,7%, lâm nghiệp chiếm 66,6%… Nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu dựa vào nương rẫy. Để giúp bà con xoá đói giảm nghèo, huyện đã mạnh dạn chuyển hướng phát triển kinh tế, xây dựng đề án thực hiện chương trình khuyến nông – lâm – công từ nay đến 2010.

Xem thêm: Cách chăm sóc hoa hồng

Theo đó, định hướng cụ thể về cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế cho từng vùng, tiểu vùng; tận dụng tối đa nội lực của địa phương, đồng thời tạo ra vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh phục vụ cho sản xuất hàng hoá và tiêu dùng. Đặc biệt, chú trọng xây dựng mô hình sản xuất giúp đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa thoát nghèo.

Với 11.000ha đất nương rẫy, phấn đấu đến năm 2010 chuyển 80% diện tích này sang trồng cây công nghiệp và cây ăn quả,huyện đã mạnh dạn đưa cây mây nếp vào trồng tại một số vùng. Bước đầu, dành ngân sách 150 triệu đồng đầu tư giống cho 10 hộ trồng thử trên 3ha. Năm 2006, đầu tư thêm 100 triệu đồng cấp cho 3 hộ làm mô hình trên 1ha. Cây mây đã phát triển tốt, sống 100% ở tất cả các hộ được thí điểm. Bà con đã học tập theo mô hình này, nâng diện tích mây của huyện lên 4ha.

Xem thêm: Giống chuối sứ lùn đài loan

Huyện đã hình thành vùng chuyên canh cây chuối trên 400ha, xây dựng xưởng sơ chế bẹ chuối phục vụ cho làng nghề. Năm 2007, huyện có 4 trung tâm làng nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ bằng bẹ chuối: trung tâm Ia Phin gồm 5 xã lân cận; trung tâm Ia Drăng 4 xã; trung tâm Ia Pia 4 xã; trung tâm Ia Băng 2 xã; thu hút khoảng 2.000 lao động.

Nghề trồng nấm tuy mới được phát động trong thời gian ngắn nhưng đã thu hút đông đảo các hộ tham gia. Huyện đang xúc tiến xây dựng thương hiệu để tiến tới xuất khẩu mặt hàng này. Bên cạnh đó, huyện còn xây dựng 2 – 4 cơ sở chăn nuôi lợn rừng lai nhằm phát huy thế mạnh của đồng bào dân tộc thiểu số.

Xem thêm: imp trong trồng trọt là gì

Huyện tích cực chuyển đổi diện tích lúa nước giống cũ sang giống mới cho năng suất cao; áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phấn đấu vụ đông xuân đạt bình quân 6 tấn/ha, lúa mùa đạt 4,5 tấn/ha.

Với 112.354ha đất lâm nghiệp, trong những năm tới huyện sẽ tiếp tục giao đất, giao rừng cho các hộ để bà con phát triển kinh tế rừng. Ngoài ra, huyện còn có chương trình hỗ trợ vốn để thành lập các xưởng cơ khí sửa chữa công cụ sản xuất và hàng gia dụng phục vụ nhân dân.

Xem thêm: Sâm bố chính loài sâm hoang dã Việt Nam

Để làm tốt những mục tiêu đã đề ra, huyện thực hiện kiện toàn hệ thống cán bộ khuyến nông – lâm – công các cấp. Năm 2008, sẽ mở lớp trung cấp quản lý nông nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý cho đội ngũ cán bộ. Tổ chức hội thảo đầu bờ tại các mô hình để người dân học tập, đưa nông dân đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tiên tiến trong và ngoài tỉnh.

Hy vọng một ngày không xa về thăm lại Chư Prông, quê hương đã hoàn thành những ước mơ được gieo mầm từ hôm nay…

Hương Trà

Bài viết liên quan

Thêm bình luận