Những năm trước đây, mỗi khi gió mùa đông bắc tràn về, nếu ai có dịp đi qua vùng bãi ven Đáy – Đắc Sở (Hoài Đức-Hà Tây) lại thấy đồng đất nơi đây từng ngày chuyển màu. Chuyển màu vì vùng đất ven sông trước sự khô hạn đang lộ dần những cánh đồng đất pha cát trắng.Xem thêm: làm sao để
tăng độ phì nhiêu của đấtGiờ đây, khi cái lạnh giá tràn về, qua đồng Đắc Sở mọi người vẫn thấy một sự chuyển màu, nhưng sự chuyển màu nay đã khác xưa bởi màu của mùa trái chín đang từng ngày, từng giờ nhuộm vàng cả một góc trời đất bãi.Dòng sông Đáy uốn lượn tạo nên một dải đất bãi chạy dài qua các vùng quê của Hoài Đức. Đắc Sở – miền quê ven sông trước đây vốn được biết đến là một vùng đồng đất bãi bồi cát trắng mưa úng thất thường. Là xã thuần nông nhưng đất canh tác chật hẹp chỉ có 107,3ha của gần 4.000 nhân khẩu sinh sống. Với bản tính cần cù chịu khó, người dân trong xã đã có nhiều cố gắng trong cải tạo đồng đất, cải tạo nguồn giống, đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp KHKT, thâm canh, tăng năng suất cây trồng tạo nên những cánh đồng lúa vàng trĩu bông, những bãi ngô xanh tốt. Tuy nhiên, cây lúa, cây ngô năng suất dù cao mấy cũng chỉ giải quyết vấn đề lương thực cho đời sống hàng ngày, bình quân thu nhập trên 1ha canh tác vẫn ở mức thấp, việc tạo ra một vùng nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường vẫn còn là một điều xa vời. Vậy làm sao để đồng đất sinh sôi phát triển, để cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao.
Xem thêm: Kỹ thuật
chiết cành xoài Đảng ủy, UBND, HTX nông nghiệp và nhân dân đồng tâm cùng họp bàn cách xóa đói giảm nghèo, tìm ra phương pháp thích hợp nhất để đưa cây trồng, vật nuôi vào gieo trồng, phủ xanh những vùng đất khó. Vậy là Nghị quyết chuyên đề về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã ra đời. Việc xác định trồng cây gì, nuôi con gì được chính quyền và nhân dân tìm tòi, thử nghiệm để vừa phát huy đặc điểm đồng đất, lại cho hiệu quả kinh tế cao. Những buổi tập huấn KHKT được HTX và xã viên tích cực triển khai. Cuối cùng hướng đi phù hợp cho đồng đất Đắc Sở cũng được tìm ra.Xem thêm: Kỹ thuật
trồng nho trong chậuVới đặc điểm đất cát pha ven sông màu mỡ nên cây cam Canh, bưởi Diễn đã được đưa về gieo trồng. Tuy nhiên, khi chuyển sang trồng cam Canh, bưởi Diễn vốn đầu tư cho một vườn nhỏ cũng tới cả chục triệu đồng, một vườn lớn 1-2 mẫu có thể lên tới cả trăm triệu đồng mà lại mất cả 2-3 năm trời mới cho thu nhập nên nhiều hộ dân còn e ngại. Nhưng với sự quyết tâm đồng lòng của cả chính quyền và nhân dân, sự năng động, dám nghĩ, dám làm của những cán bộ và hộ dân tiêu biểu, cùng với sự động viên khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch chuyển đổi nên những vườm cam Canh, bưởi Diễn đã bắt đầu nhuộm xanh ruộng đồng. Đồng đất Đắc Sở đã từng ngày nảy lộc đâm chồi, đơm hoa kết trái. Đầu tiên là 1-2 vườn cây vùng bãi cho hiệu quả, rồi cả mấy chục vườn cây trên khắp các xứ đồng đều nhuộm màu xanh cây trái. Đến nay, trên đồng đất Đắc Sở đã có trên 70ha với khoảng 300 hộ gia đình chuyển đổi trồng cam Canh, bưởi Diễn, trong đó có trên 40ha đã đến thời kỳ cho thu hoạch, đạt giá trị 150 – 200 triệu đồng/ha.Hiệu quả từ trồng cam, bưởi thì đã rõ nhưng điều đáng nói trong việc đưa cây ăn quả vào đồng đất Đắc Sở là các cán bộ cấp ủy, chính quyền địa phương và những hộ nông dân tiêu biểu không ngại ngần đi đầu trong cải tạo vườn tạp, phát triển vườn cây ăn quả. Đi qua những cánh đồng bạt ngàn cây trái, hương hoa thơm ngát mà say đắm lòng người, chúng tôi tìm đến khu trang trại của Bí thư đảng uỷ Nguyễn Văn Bằng, một trong những người đi đầu trong chuyển đổi vùng cam Canh, bưởi Diễn của xã.
Xem thêm:
Làm giàu nhờ trồng sâm Ngọc Linh Trong niềm vui mùa quả chín đang dần chuyển vàng, anh kể cho chúng tôi về “hành trình” biến vùng đất cằn thành vườn cây hoa trái: Trên diện tích gần 2 mẫu đất chuyển đổi, từ năm năm 2001 anh bắt đầu phát triển mô hình VAC, trong đó trọng tâm là phát triển vườn cam Canh, bưởi Diễn. Cũng lo lắm bởi là cán bộ của xã thường xuyên đi vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mà mình lại làm không nổi thì ai tin. Vậy là, ngoài giờ làm việc ra anh chỉ quẩn quanh với những gốc cam, gốc bưởi. Chỉ cần một cây bị sâu bệnh, một cành bị khô héo là anh phát hiện tìm cách chữa trị cho cây lên xanh tốt. Như chẳng phụ công anh, vườn cây của gia đình qua 3 năm đã ra hoa, kết trái, đến nay đã cho thu vài tấn quả đạt, trên 100 triệu đồng mỗi năm.Khác với anh Bằng, anh Nguyễn Quang Thu, người đã mạnh dạn trồng trên 1ha cam Canh, bưởi Diễn từ năm 2003, cho hay: Vốn là một thợ buôn hoa quả từ khắp các vùng miền trên cả nước, mỗi khi thấy vườn cây trĩu cành hoa trái, cho thu nhập cao, anh không quên học hỏi bà con phương pháp kỹ thuật gieo trồng cây ăn quả cho hoa trái nhiều, chất lượng cao. Sau nhiều năm anh dần đúc rút kinh nghiệm, lại được chính quyền địa phương khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi trong dồn điền, đổi thửa, quy hoạch chuyển đổi, anh đã quyết định thuê đất phát triển vườn trại, làm giàu trên đồng đất quê mình. Trên diện tích đất thuê, anh chia thành 3 vườn trồng cây cam Canh, bưởi Diễn. Tại mỗi khu vườn anh đều đào rãnh, đắp ụ thoát nước, khoan giếng để lấy nước tưới cho cây. Mỗi sào anh trồng được từ 40 – 80 cây cam, bưởi khác nhau (tuỳ từng độ tuổi của cây mà trồng mật độ dày hay thưa). Khi cây đến tuổi ra hoa kết trái, anh tiến hành cắt khoanh tròn xung quanh gốc 1 lớp vỏ và đào đất xung quanh gốc để kích thích cây sinh trưởng, ra nhiều hoa, đậu được nhiều quả. Nếu cả tiền bán cây giống, mỗi năm khu vườn nhà anh cho thu nhập 200 – 250 triệu đồng…Đến với Đắc Sở những ngày này, gió lạnh đang tràn về như báo hiệu một mùa vui – mùa trái chín, mùa của những vườn cây hoa trái, trĩu cành đang từng ngày, từng giờ góp phần mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây. Làng quê ven Đáy đang thay da, đổi thịt từng ngày với 100% đường làng ngõ xóm đã được bê tông hóa phong quang sạch sẽ. Hàng trăm nhà cao tầng cứ mọc lên san sát, bình quân thu nhập của người dân trong xã đã đạt trên 6,5 triệu đồng/người/năm.