Phân luồng cho học sinh THCS là chủ trương hoàn toàn đúng, cần khuyến khích ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, một số trường THCS trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã lợi dụng chủ trương này “ép” học sinh không được đăng ký dự thi lên THPT khiến nhiều em không còn cơ hội tiếp tục đến trường.
Ông Phan Công Hảo có con là Phan Công Đạt, học sinh Trường THCS Nghi Vạn (Nghi Lộc) phản ánh với Kinh tế nông thôn về việc con mình không được dự thi lên THPT mà phải đăng ký đi học trung cấp nghề. Ông Hảo cho biết: “Gần cuối học kỳ 2, nhà trường tổ chức họp phụ huynh cho các em khối 9. Cô giáo chủ nhiệm đọc danh sách những học sinh được đăng ký dự thi lên THPT và những học sinh không được đăng ký dự thi. Con tôi nằm trong diện không được thi vì theo cô giáo chủ nhiệm, học lực của cháu yếu nên phải đăng ký vào trường trung cấp nghề. Tôi có nói với cô chủ nhiệm là tôi muốn con dự thi lên THPT. Sau đó tôi có lên gặp hiệu trưởng và được cô cho biết, con tôi không đủ điểm để đăng ký dự thi”.
Giống như hoàn cảnh của ông Hảo, anh Phạm Mạnh Cường ở xóm 4, xã Nghi Yên (Nghi Lộc) cũng gõ cửa khắp nơi để xin cho 4 đứa cháu được dự thi vào THPT. Anh lên Sở Giáo dục và Đào tạo gặp lãnh đạo nhưng rốt cuộc các cháu vẫn chỉ được nhận hồ sơ vào trường nghề. “Tôi buồn và thương các cháu lắm, ở tuổi này thì làm được gì?”, anh Cường tâm sự.
Thầy Nguyễn Đức Du, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thức Tự cho biết: “Năm học 2011-2012, Sở Giáo dục và Đào tạo giao cho trường tuyển 350 học sinh lớp 10 (7 lớp) nhưng chỉ tuyển được 200 học sinh. Nguyên nhân là do hiệu trưởng các trường THCS không cho một số em đã tốt nghiệp THCS được dự thi vào lớp 10. Các trường THCS có số học sinh dự thi vào lớp 10 thấp như: Tiến Thiết có 82/162 em (51%), Trường Thịnh 43%, Nghi Yên 40%, Nghi Diên 37%, Nghi Vạn 34%, Nghi Thuận 28%, Nghi Long 24%, Nghi Trung 24%…
Việc hiệu trưởng các trường THCS không cho học sinh tốt nghiệp THCS dự thi vào lớp 10 là vi phạm Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối tượng tuyển sinh vào trường THPT là người đã tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS. Lý giải cho việc làm trên, nhiều hiệu trưởng biện minh rằng, chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã đề ra tiêu chí đánh giá thi đua tỷ lệ học sinh đậu vào lớp 10 trên tổng số học sinh dự thi, trường nào hạn chế học sinh yếu thì sẽ được thành tích cao!
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, để giảm sức ép cho các trường THPT, nên vận động các em học sinh yếu kém học nghề. Các trường có số học sinh không dự thi vào lớp 10 nhiều tức là số học sinh yếu kém nhiều, vậy tại sao các trường đó vẫn được Phòng Giáo dục và Đào tạo khen? Thậm chí Trường THCS Nghi Trung là trường chuẩn quốc gia vẫn có 24% học sinh yếu kém. Việc chỉ đạo như vậy của Phòng Giáo dục và Đào tạo là kìm hãm sự phát triển.
Thầy Du cho biết thêm: “Đã có nhiều học sinh ở các trường Nghi Yên, Tiến Thiết, Nghi Vạn đến gặp tôi xin được học lớp 10. Vì các em không đăng ký dự thi lên THPT nên tôi không có cách nào giúp. Rất mong các ngành chức năng, đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo, sớm vào cuộc làm rõ nguyên nhân, đừng để nhiều học sinh của vùng quê nghèo như Nghi Lộc phải thất học”.
Xuân Thao – Hải Yến
Phân luồng cho học sinh THCS là chủ trương hoàn toàn đúng, cần khuyến khích ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, một số trường THCS trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã lợi dụng chủ trương này “ép” học sinh không được đăng ký dự thi lên THPT khiến nhiều em không còn cơ hội tiếp tục đến trường.
Ông Phan Công Hảo có con là Phan Công Đạt, học sinh Trường THCS Nghi Vạn (Nghi Lộc) phản ánh với Kinh tế nông thôn về việc con mình không được dự thi lên THPT mà phải đăng ký đi học trung cấp nghề. Ông Hảo cho biết: “Gần cuối học kỳ 2, nhà trường tổ chức họp phụ huynh cho các em khối 9. Cô giáo chủ nhiệm đọc danh sách những học sinh được đăng ký dự thi lên THPT và những học sinh không được đăng ký dự thi. Con tôi nằm trong diện không được thi vì theo cô giáo chủ nhiệm, học lực của cháu yếu nên phải đăng ký vào trường trung cấp nghề. Tôi có nói với cô chủ nhiệm là tôi muốn con dự thi lên THPT. Sau đó tôi có lên gặp hiệu trưởng và được cô cho biết, con tôi không đủ điểm để đăng ký dự thi”.
Giống như hoàn cảnh của ông Hảo, anh Phạm Mạnh Cường ở xóm 4, xã Nghi Yên (Nghi Lộc) cũng gõ cửa khắp nơi để xin cho 4 đứa cháu được dự thi vào THPT. Anh lên Sở Giáo dục và Đào tạo gặp lãnh đạo nhưng rốt cuộc các cháu vẫn chỉ được nhận hồ sơ vào trường nghề. “Tôi buồn và thương các cháu lắm, ở tuổi này thì làm được gì?”, anh Cường tâm sự.
Thầy Nguyễn Đức Du, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thức Tự cho biết: “Năm học 2011-2012, Sở Giáo dục và Đào tạo giao cho trường tuyển 350 học sinh lớp 10 (7 lớp) nhưng chỉ tuyển được 200 học sinh. Nguyên nhân là do hiệu trưởng các trường THCS không cho một số em đã tốt nghiệp THCS được dự thi vào lớp 10. Các trường THCS có số học sinh dự thi vào lớp 10 thấp như: Tiến Thiết có 82/162 em (51%), Trường Thịnh 43%, Nghi Yên 40%, Nghi Diên 37%, Nghi Vạn 34%, Nghi Thuận 28%, Nghi Long 24%, Nghi Trung 24%…
Việc hiệu trưởng các trường THCS không cho học sinh tốt nghiệp THCS dự thi vào lớp 10 là vi phạm Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối tượng tuyển sinh vào trường THPT là người đã tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS. Lý giải cho việc làm trên, nhiều hiệu trưởng biện minh rằng, chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã đề ra tiêu chí đánh giá thi đua tỷ lệ học sinh đậu vào lớp 10 trên tổng số học sinh dự thi, trường nào hạn chế học sinh yếu thì sẽ được thành tích cao!
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, để giảm sức ép cho các trường THPT, nên vận động các em học sinh yếu kém học nghề. Các trường có số học sinh không dự thi vào lớp 10 nhiều tức là số học sinh yếu kém nhiều, vậy tại sao các trường đó vẫn được Phòng Giáo dục và Đào tạo khen? Thậm chí Trường THCS Nghi Trung là trường chuẩn quốc gia vẫn có 24% học sinh yếu kém. Việc chỉ đạo như vậy của Phòng Giáo dục và Đào tạo là kìm hãm sự phát triển.
Thầy Du cho biết thêm: “Đã có nhiều học sinh ở các trường Nghi Yên, Tiến Thiết, Nghi Vạn đến gặp tôi xin được học lớp 10. Vì các em không đăng ký dự thi lên THPT nên tôi không có cách nào giúp. Rất mong các ngành chức năng, đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo, sớm vào cuộc làm rõ nguyên nhân, đừng để nhiều học sinh của vùng quê nghèo như Nghi Lộc phải thất học”.
Xuân Thao – Hải Yến
Phân luồng cho học sinh THCS là chủ trương hoàn toàn đúng, cần khuyến khích ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, một số trường THCS trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã lợi dụng chủ trương này “ép” học sinh không được đăng ký dự thi lên THPT khiến nhiều em không còn cơ hội tiếp tục đến trường.
Ông Phan Công Hảo có con là Phan Công Đạt, học sinh Trường THCS Nghi Vạn (Nghi Lộc) phản ánh với Kinh tế nông thôn về việc con mình không được dự thi lên THPT mà phải đăng ký đi học trung cấp nghề. Ông Hảo cho biết: “Gần cuối học kỳ 2, nhà trường tổ chức họp phụ huynh cho các em khối 9. Cô giáo chủ nhiệm đọc danh sách những học sinh được đăng ký dự thi lên THPT và những học sinh không được đăng ký dự thi. Con tôi nằm trong diện không được thi vì theo cô giáo chủ nhiệm, học lực của cháu yếu nên phải đăng ký vào trường trung cấp nghề. Tôi có nói với cô chủ nhiệm là tôi muốn con dự thi lên THPT. Sau đó tôi có lên gặp hiệu trưởng và được cô cho biết, con tôi không đủ điểm để đăng ký dự thi”.
Giống như hoàn cảnh của ông Hảo, anh Phạm Mạnh Cường ở xóm 4, xã Nghi Yên (Nghi Lộc) cũng gõ cửa khắp nơi để xin cho 4 đứa cháu được dự thi vào THPT. Anh lên Sở Giáo dục và Đào tạo gặp lãnh đạo nhưng rốt cuộc các cháu vẫn chỉ được nhận hồ sơ vào trường nghề. “Tôi buồn và thương các cháu lắm, ở tuổi này thì làm được gì?”, anh Cường tâm sự.
Thầy Nguyễn Đức Du, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thức Tự cho biết: “Năm học 2011-2012, Sở Giáo dục và Đào tạo giao cho trường tuyển 350 học sinh lớp 10 (7 lớp) nhưng chỉ tuyển được 200 học sinh. Nguyên nhân là do hiệu trưởng các trường THCS không cho một số em đã tốt nghiệp THCS được dự thi vào lớp 10. Các trường THCS có số học sinh dự thi vào lớp 10 thấp như: Tiến Thiết có 82/162 em (51%), Trường Thịnh 43%, Nghi Yên 40%, Nghi Diên 37%, Nghi Vạn 34%, Nghi Thuận 28%, Nghi Long 24%, Nghi Trung 24%…
Việc hiệu trưởng các trường THCS không cho học sinh tốt nghiệp THCS dự thi vào lớp 10 là vi phạm Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối tượng tuyển sinh vào trường THPT là người đã tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS. Lý giải cho việc làm trên, nhiều hiệu trưởng biện minh rằng, chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã đề ra tiêu chí đánh giá thi đua tỷ lệ học sinh đậu vào lớp 10 trên tổng số học sinh dự thi, trường nào hạn chế học sinh yếu thì sẽ được thành tích cao!
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, để giảm sức ép cho các trường THPT, nên vận động các em học sinh yếu kém học nghề. Các trường có số học sinh không dự thi vào lớp 10 nhiều tức là số học sinh yếu kém nhiều, vậy tại sao các trường đó vẫn được Phòng Giáo dục và Đào tạo khen? Thậm chí Trường THCS Nghi Trung là trường chuẩn quốc gia vẫn có 24% học sinh yếu kém. Việc chỉ đạo như vậy của Phòng Giáo dục và Đào tạo là kìm hãm sự phát triển.
Thầy Du cho biết thêm: “Đã có nhiều học sinh ở các trường Nghi Yên, Tiến Thiết, Nghi Vạn đến gặp tôi xin được học lớp 10. Vì các em không đăng ký dự thi lên THPT nên tôi không có cách nào giúp. Rất mong các ngành chức năng, đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo, sớm vào cuộc làm rõ nguyên nhân, đừng để nhiều học sinh của vùng quê nghèo như Nghi Lộc phải thất học”.
Xuân Thao – Hải Yến
Phân luồng cho học sinh THCS là chủ trương hoàn toàn đúng, cần khuyến khích ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, một số trường THCS trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã lợi dụng chủ trương này “ép” học sinh không được đăng ký dự thi lên THPT khiến nhiều em không còn cơ hội tiếp tục đến trường.
Ông Phan Công Hảo có con là Phan Công Đạt, học sinh Trường THCS Nghi Vạn (Nghi Lộc) phản ánh với Kinh tế nông thôn về việc con mình không được dự thi lên THPT mà phải đăng ký đi học trung cấp nghề. Ông Hảo cho biết: “Gần cuối học kỳ 2, nhà trường tổ chức họp phụ huynh cho các em khối 9. Cô giáo chủ nhiệm đọc danh sách những học sinh được đăng ký dự thi lên THPT và những học sinh không được đăng ký dự thi. Con tôi nằm trong diện không được thi vì theo cô giáo chủ nhiệm, học lực của cháu yếu nên phải đăng ký vào trường trung cấp nghề. Tôi có nói với cô chủ nhiệm là tôi muốn con dự thi lên THPT. Sau đó tôi có lên gặp hiệu trưởng và được cô cho biết, con tôi không đủ điểm để đăng ký dự thi”.
Giống như hoàn cảnh của ông Hảo, anh Phạm Mạnh Cường ở xóm 4, xã Nghi Yên (Nghi Lộc) cũng gõ cửa khắp nơi để xin cho 4 đứa cháu được dự thi vào THPT. Anh lên Sở Giáo dục và Đào tạo gặp lãnh đạo nhưng rốt cuộc các cháu vẫn chỉ được nhận hồ sơ vào trường nghề. “Tôi buồn và thương các cháu lắm, ở tuổi này thì làm được gì?”, anh Cường tâm sự.
Thầy Nguyễn Đức Du, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thức Tự cho biết: “Năm học 2011-2012, Sở Giáo dục và Đào tạo giao cho trường tuyển 350 học sinh lớp 10 (7 lớp) nhưng chỉ tuyển được 200 học sinh. Nguyên nhân là do hiệu trưởng các trường THCS không cho một số em đã tốt nghiệp THCS được dự thi vào lớp 10. Các trường THCS có số học sinh dự thi vào lớp 10 thấp như: Tiến Thiết có 82/162 em (51%), Trường Thịnh 43%, Nghi Yên 40%, Nghi Diên 37%, Nghi Vạn 34%, Nghi Thuận 28%, Nghi Long 24%, Nghi Trung 24%…
Việc hiệu trưởng các trường THCS không cho học sinh tốt nghiệp THCS dự thi vào lớp 10 là vi phạm Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối tượng tuyển sinh vào trường THPT là người đã tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS. Lý giải cho việc làm trên, nhiều hiệu trưởng biện minh rằng, chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã đề ra tiêu chí đánh giá thi đua tỷ lệ học sinh đậu vào lớp 10 trên tổng số học sinh dự thi, trường nào hạn chế học sinh yếu thì sẽ được thành tích cao!
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, để giảm sức ép cho các trường THPT, nên vận động các em học sinh yếu kém học nghề. Các trường có số học sinh không dự thi vào lớp 10 nhiều tức là số học sinh yếu kém nhiều, vậy tại sao các trường đó vẫn được Phòng Giáo dục và Đào tạo khen? Thậm chí Trường THCS Nghi Trung là trường chuẩn quốc gia vẫn có 24% học sinh yếu kém. Việc chỉ đạo như vậy của Phòng Giáo dục và Đào tạo là kìm hãm sự phát triển.
Thầy Du cho biết thêm: “Đã có nhiều học sinh ở các trường Nghi Yên, Tiến Thiết, Nghi Vạn đến gặp tôi xin được học lớp 10. Vì các em không đăng ký dự thi lên THPT nên tôi không có cách nào giúp. Rất mong các ngành chức năng, đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo, sớm vào cuộc làm rõ nguyên nhân, đừng để nhiều học sinh của vùng quê nghèo như Nghi Lộc phải thất học”.
Xuân Thao – Hải Yến
Nguồn: Kinh tế nông thôn(kinhtenongthon.vn)